YÊU NHÀ MÌNH

 

 

Con người cần đến cả nghìn tỉ đô để tái tạo lại khí oxy cho sự xống trên trái đất này, nhưng cây xanh thì lại làm điều đó miễn phí. Con người bỏ ra bao nhiêu tiền của để đi tìm sự sống trên các hành tinh khác trong khi trái đất lại cung cấp những thứ đó hoàn toàn miễn phí. Có vẻ tất cả chúng ta đang rất thờ ơ với những thứ mà mình đang có mà cứ mải chạy theo những thứ mình chưa có. Hãy tĩnh lại cùng hít thở sâu và suy ngẫm nhé
Các kiến trúc sư trên thế giới nói chung và kiến trúc sư Việt Nam nói riêng đến nay đều có xu hướng xây dựng những công trình xanh. Đều muốn đan xen hoặc giữ lại không gian xanh vào mảnh đất nhỏ bé của mình.
Dưới đây là bài viết chia sẻ cảm nhận của một anh Kiến Trúc Sư với 20 năm kinh nghiệm khi thiết kế chính ngôi nhà của mình trên mảnh đất anh đã từng lớn lên.
 
Qua bài chia sẻ này rất mong mọi người cùng chung tay giữ gìn và góp sức bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Chào mừng group ra đời với tôn chỉ chia sẻ kinh nghiệm về kiến trúc xây dựng

Hôm nay với tư cách là 1 kts nhưng cũng là addmin tôi chia sẻ về chính ngôi nhà của tôi mà đứa con là kts thiết kế cho ba mẹ mình ( sau đây gọi là ông bà ), nơi tôi sinh ra và lớn lên. Cũng là 1 câu chuyện tham khảo nếu ai trong các bạn có nhu cầu xây dựng 1 cái nhà ở quê về cơ bản mỗi gia đình là 1 câu chuyện khác nhau.

Mở bài : câu chuyện khi bắt đầu xây dựng

Ông bà già tôi nhu cầu xây dựng 1 cái nhà mới thay cho cái nhà cũ đã tồn tại hơn 30 năm trên mảnh đất 1500m2 , với điều kiện kinh tế eo hẹp khoảng 600tr , ông bà lý giải chẳng nên tốn nhiều vào đây vì ông bà đã già nếu ông bà “tạch “ thì chẳng ai ở đây vì các con toàn ở trên Hn, dâu rể để tiền mà làm ăn ông có bao nhiêu xây thế , với lại đây là nơi ông bà ngụ cư chứ không phải quê gốc .

Khi bắt tay vào nghĩ tôi tư duy và giải pháp như sau:

- Tôi muốn giữ lại tất cả những gì có thể , 1 phần đó là kỷ niệm .

Điều đầu tiên là giữ lại cái nhà cũ không phá bỏ

- giữ lại hướng nhà như cũ vì chẳng cần phong thủy cũng biết là hướng tốt

- Giữ lại tất cả các cây to có thể , cuối cùng tôi giữ lại hết, làm nhà nhỏ gọn

- Giữ lại những đồ đạc cũ ( bộ bàn ghế gỗ lim ông tự đóng thời bao cấp, cái tủ 3 gian của bà, giường của bà, cái tủ chè của ông )

- Giữ lại cách sinh hoạt cũ và ông bà đã già không nên đổi , từ cách ông luôn ngủ ở phòng khách ngoài xem tv đến khi nào ngủ thì thôi, bà phòng riêng .

- Ông là người quảng giao , bạn bè nhiều , uông trà , thuốc Lào, bàn luận chuyện câu cá, chuyện khu xóm , tổ dân phố.., và không muốn ai vào nhà mình cứ phải bỏ giày dép ở ngoài mọi người sẽ ngại, đây là cách sống bao năm nay ở quê.

Giải pháp là đặt cái phòng khách ra ngoài không tường bao có mái, phân biệt 2 không gian sạch và không gian không cần bỏ dép. Không gian phía ngoài này cuối cùng là 1 không gian rất tiện lợi và thích, nhất là mùa hè, gió mát vì phía trên có 1 cây me rất to che bóng

- Bên trong nhà cần sạch sẽ , phòng ngủ không cần rộng , nhưng cần chỗ lễ tết , giỗ chạp tập chung được khoảng 20 người , ngồi chiếu ( đây cũng là cách thức sinh hoạt ở quê ).

Vì quá trình làm nghề nhiều tham khảo đặc biệt là với khí hậu Việt Nam miền Bắc mùa hè rất nóng, mùa đông lạnh tôi vẫn giữ hàng hiên như nhà truyền thống bắc bộ

Tôi tham khảo ảnh hưởng của 4 thứ:

Nhà Farnsworth House của Mies van der Rohe một ngôi nhà rất nổi tiếng ( ảnh kèm theo ) câu chuyện về cái nhà này rất thú vị ông cũng là người tiên phong của chủ nghĩa kt hiện đại

Nhà Marika-Alderton House của Glenn Murcutt Ngôi nhà này cũng rất nổi tiếng của kts đã từng đoạt giải Prizker ( giải thưởng nobel của kiến trúc )

Cách làm mái nhà của người Nhật Bản vì tôi có dịp qua đó học hỏi về cách làm nhà gỗ của người Nhật, cái mái nhà gỗ này rất hợp với khí hậu Việt Nam và nó ưu việt hơn cách làm nhà gỗ của ta , dễ làm hơn , ít tốn gỗ hơn nên rẻ , ai cũng làm được, và một phần mái nhà kiểu Nhật cũng rất đẹp.

Cách làm nhà sàn của đồng bào dân tộc , làm cho nhà cách mặt đất như vậy không bị hiệu ứng “ nồm” khi thời tiết ẩm và nhà rất mát vào mùa hè , sau khi cân nhắc về sức khỏe ông bà không leo cao được tôi quyết định chọn nhà nhấc khỏi mặt đất 1,2 m không cần tận dụng phía dưới , chỉ làm nền bê tông sạch sẽ , không gian cho mấy chú chó.

Về vật liệu tôi dúng tất cả các vật liệu có tại địa phương dễ dàng ( chủ yếu là không cần tay nghề cao để rẻ đẹp, bền )gỗ 1 phần là gỗ Xoan ta, các cột, xà cần to , thẳng tôi dùng gỗ Dầu 1 loại gỗ chịu thời tiết rất tốt , tôi không sơn gỗ mà dùng dầu pitong máy xúc để đánh mặt gỗ khi dầu ngấm vào sẽ không bị mối mọt nữa , nên bề mặt gỗ lúc nào cũng để gỗ mộc.

Trần nhà dùng gỗ gốc Keo vàng , gỗ này cũng tốt mà rẻ sau khi đóng xong trần gỗ rẻ hơn cả trần thạch cao , thậm chí bằng 1 nửa đẹp hơn thạch cao vạn lần.

Bên ngoài nhà không sơn mà tôi yêu cầu thợ xây sau khi trát dùng hiệu ứng “ đánh màu xi măng “ như cách ông bà ta làm bể nước ngày xưa, cách này cực bền chẳng bao giờ phai màu hay ẩm mốc do thời tiết, chống thấm cực tốt.

Tổng thời gian thiết kế mất 2h 30 ‘ ( thời gian nghĩ thì nhiều ) 3D đầy đủ không thiếu thứ gì , thời gian thi công mất 3 tháng , tổng ngân sách 700tr.

Có 1 chi tiết thú vị là có 1 cái cửa sổ tôi báo nhầm kích thước hiện trạng cho đơn vị sản xuất do say rượu đo nhầm , hụt mất 10cm phía trên tôi để nguyên bịt gỗ vào , coi đó là “ vết nhơ nghề nghiệp “ là kỷ niệm.

Tôi yêu ngôi nhà này vì:

Rẻ, Bền, Đẹp ( theo cá nhân tôi ) và nó rất phù hợp với riêng nhà tôi.

Tôi vẫn đùa anh em kts trong cty, “ nhà tao hơn ối cái resort “

Tôi cũng chưa bao giờ chụp ảnh nó tử tế nên ace thông cảm

Hết bài.

Ảnh tham khảo

Bài viết cùng chuyên mục

BÀN VỀ CÁI HIÊN ENGAWA

Engawa là những dải giống như hành lang bao quanh một nhóm các phòng trong một ngôi nhà truyền thống của Nhật Bản Engawa không phải là quá khứ đã bị lãng quên trong kiến trúc truyền thống. Nhiều kiến trúc sư Nhật Bản đã làm sống lại engawa bằng cách tạo ra chúng trong môi trường hiện đại. Có những yếu tố cơ bản không bao giờ thay đổi, nhưng cũng có những chi tiết thay đổi khi các thay đổi của xã hội làm kiến trúc thay đổi, làm cho engawa thậm chí còn thú vị hơn...

HIROSHI NAITO và thiết kế kiến trúc cho người dân.

Trong buổi nói chuyện “Body & Soul of Architecture” do Toto Oceania tổ chức vào tháng 11 năm ngoái tại Singapore, Naito giải thích rằng sự khiêm tốn áp dụng cho các tòa nhà mà ông tạo ra. Mục đích của kiến trúc là dành cho người dân, ông nói. Tôi không quan tâm lắm đến công việc của các kiến trúc sư ngôi sao. Chúng xuất hiện như những tòa nhà từ ngoài vũ trụ.

NÉT VĂN HÓA BÒ QUA CỬA CỦA NGƯỜI NHẬT

Mị giới thiệu một tính năng độc đáo khác của một lầu trà Nhật Bản ( Tea House ). Trong ảnh, bạn có thấy một khe hở nhỏ trên quán trà không? Đó là lối vào phòng trà này cho khách, được gọi là NIJIRIGUCHI. Sau khi rửa tay và miệng tại tsukubai, cuối cùng bạn cũng đến phòng trà. Bạn ngồi xổm xuống trước mặt nijiriguchi và mở cánh cửa trượt. Bạn cởi giày và bò vào phòng trà và vào thế giới trà.